Lạc nội mạc tử cung là một
bệnh phụ khoa ảnh hưởng khoảng 2-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và tỷ lệ phụ
nữ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Cùng
tìm hiểu các thông tin liên quan về bệnh lạc nội mạc tử cung giúp chị em phụ nữ
có cách đối phó phù hợp và kịp thời khi gặp phải căn bệnh này.
Lạc nội mạc tử cung là gì
Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung có nhiệm vụ
bảo vệ thai nhi tránh khỏi những tác động mạnh từ bên ngoài. Lớp nội mạc này
thường bong ra khi phụ nữ đến kì kinh nguyệt và
được tái tạo lại sau kì kinh. Tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó dẫn đến các mảnh nội mạc tử cung bong ra và bị
chảy ngược trở lại vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng,
buồng trứng…. Những mảnh niêm mạc này vẫn phát triển và chịu ảnh hưởng của các
hormone sinh dục nữ theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng giống như niêm mạc trong
tử cung, nên vẫn phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng tại vị
trí đi lạc thường là nơi đóng kín nên không có chỗ thoát ra dẫn đến bị ứ đọng lại
dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và hình thành nên các mô sẹo dính.
Triệu
chứng nhận biết bệnh lạc nội mạc tử cung là gì?
Đối
với các triệu chứng của bệnh LNMTC không phải bệnh nhân nào cũng gặp phải, có một
số bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau bụng kinh dữ dội nhưng có người mức độ đau chỉ
lâm râm hoặc có một số triệu chứng khác. Nhưng, triệu chứng chung của bệnh là đau bụng kinh,
cường kinh, đau khi giao hợp, chậm có con, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn… Ngoài ra, khối lạc nội mạc có thể khu trú tại nhiều
vị trí khác nhau trong vùng bụng gây ra các triệu chứng khác nhau và điều này
đã được GS.TS Nguyễn Đức Vy cung cấp đầy đủ thông tin như sau:
GS.TS Nguyễn Đức Vy mô tả triệu chứng nhận biết
bệnh lạc nội mạc tử cung
Các giai đoạn phát triển của bệnh lạc
nội mạc tử cung
Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ các giai đoạn
phát triển của bệnh được dựa trên vị trí, số lượng, chiều
sâu, kích thước của các mô nội mạc tử cung và chia làm 4 giai đoạn:
-
Giai đoạn 1 (nhẹ): tại vị trí đi lạc kích thước và số lượng
các mô lạc nội mạc tử cung ít.
-
Giai đoạn 2 (vừa): mức độ lan rộng, sự viêm dính, các mô sẹo
và sự tổn thương các cơ quan tại vị trí đi lạc các các mô nội mạc tử cung ở mức
độ nhẹ.
-
Giai đoạn 3 (trung bình): tại vị trí đi lạc thì kích thước mô nội
mạc tử cung có thể phát triển thành một khối u nang chứa đầy máu (kích thước có
thể to bằng hạt đậu hoặc to hơn), độ cấy sâu và mức độ viêm dính diễn ra ngày
càng trầm trọng.
-
Giai đoạn 4 (nặng): kích thước các khối u nang lớn, mức
độ viêm dính và sự tổn thương tại các cơ quan diễn ra rất nặng và điều này có
thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Lạc nội mạc tử cung có gây vô sinh
Theo
hiệp hội Mỹ về Y học sinh sản thì họ tìm thấy rằng, bệnh lạc nội mạc tử cung được
tìm thấy ở những phụ nữ bị vô sinh chiếm tỷ lệ khoảng 24-50%, mặc dù lạc nội mạc
gắn liền với vô sinh song không phải trường hợp nào phụ nữ cũng bị vô sinh.
Theo một số ý kiến của các chuyên gia thì họ cho rằng tùy theo vị trí của các
mô sẹo LNMTC và mức độ bệnh như thế nào
nếu
lạc nội nằm ở vị trí buồng trứng có thể gây giảm dự trữ noãn ở buồng trứng,
ảnh hưởng đến chức năng phóng noãn và ngăn chặn lối đi của trứng, gây giảm khả
năng thụ tinh…. Ngoài ra, vô sinh còn có thể là do các yếu tố khác bao gồm sự
thay đổi trong vùng chậu (trứng không rụng, môi trường dịch tiết âm đạo) hoặc
chất lượng tinh trùng, tâm lý, độ tuổi.…
Các
phương pháp điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung hiện nay
Phương pháp điều trị bệnh
LNMTC phụ thuộc vào tình trạng diễn biến của bệnh và nguyện vọng của bệnh nhân.
Mục đích điều trị bệnh là giảm đau, giảm các triệu chứng do bệnh gây ra, chữa
lành các tổn thương do LNMTC gây ra. Một số phương pháp điều trị bệnh.
- Dùng thuốc giảm đau:
dùng một số thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen…Tuy nhiên các loại thuốc
này chỉ dùng với mục đích giảm vùng bụng dưới, việc dùng lâu dài thường gây
loét đường tiêu hóa, ảnh hưởng chức năng gan thận.
- Liệu pháp hormone: Sử
dụng thuốc tránh thai, thuốc tiêm… có tác dụng ngăn chặn sự tăng trưởng của các
mô nội mạc tử cung, giúp giảm đau nhưng đây không phải là phương pháp điều trị
lâu dài.
- Phẫu thuật: Bao gồm mổ
nội soi, mổ mở bụng… tuy nhiên sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần phải tái khám
thường xuyên bởi nguy cơ bệnh LNMTC tái phát sau phẫu thuật rất cao.
- Sử dụng bài thuốc từ
đông y: hiện có nhiều bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhưng trong đó
có một bài thuốc đã được nhiều thầy thuốc và bệnh nhân áp dụng. Đó là bài thuốc
có nguồn gốc từ dân tộc Di với một số thành phần: nga truật có tác dụng trị các
chứng ứ huyết, đau bụng kinh, đầy bụng; diên hồ sách có tác dụng chỉ thống,
thông huyết, đau bụng; đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh,
giảm đau; và cùng với một số thành phần khác… tất cả các thành phần đã được bào
chế thành công dưới dạng cao lỏng Phụ Lạc Cao có tác dụng giảm đau bụng kinh, phòng và hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung
Hiệu
quả của cao thuốc đã được tiến hành nghiên cứu đánh giá tại bệnh viện Phụ Sản
Trung Ương, do PGS.TS Nguyễn Viết Tiến làm chủ nhiệm đề tài. Kết quả nghiên cứu
trên 60 bệnh nhân cho thấy: sau 3 chu kỳ kinh dùng thuốc không có bệnh nhân nào
bị bệnh tái phát sau phẫu thuật; 93,3% bệnh nhân giảm đau bụng kinh do lạc nội
mạc; các chỉ số xét nghiệm sinh hóa không bị ảnh hưởng, không có tác dụng phụ ảnh
hưởng sức khỏe… Do đó, bệnh nhân hoàn toàn an tâm khi sử dụng Phụ Lạc Cao để phòng và hỗ trợ điều trị
bệnh lâu dài. Lưu ý tác dụng của cao thuốc nhanh hay chậm còn tùy
theo mức độ bệnh và cơ địa của người dùng.
Với
một số thông tin như trên hy vọng sẽ giúp chị em cập nhật thêm kiến thức về bệnh lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, chị em
hãy truy cập vào websibe http://daubungkinh.vn/
.
Linh
Chi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét